Lá sung nếp Ficus glomerata được dùng nhiều trong ẩm thực, đặc biệt dùng ăn các món tái, gỏi, nem chua,…
Lá sung thường xuất hiện nốt sần, theo quan niệm nhiều người đây là lá bị sâu bệnh. Nhưng theo y học cổ truyền lá sung có nốt sần này lại chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, có tác dụng trong điều trị.
Lá sung có nốt sần được gọi là lá sung vú (là vú sung).
Nốt sần trên lá có tên khoa học là Gall – có nghĩa là túi mật lá.
Túi mật lá là gì? Túi mật lá từ đâu ra?
Như đã nói ở trên, túi mật lá (sung) là nốt sần trên lá. Nói khoa học hơn đó là một vùng sưng tấy phát triển trên các mô bên ngoài của thực vật – tương tự như các khối u lành tính hoặc mụn cóc ở động vật.
Túi mật lá do một loại ong đẻ trứng trong mô lá. Trứng sẽ phát triển thành ấu trùng. Ấu trùng nở ra ăn lá và phát triển bên trong lá. Sau đó, khi đã trưởng thành chúng chui ra ngoài và bỏ đi, để lại lỗ nhỏ li ti trên nốt sần của lá. Đến đoạn này yên tâm ăn lá có nốt sần vì khi xuất hiện nốt này thì ấu trùng ong cũng bỏ đi lâu rồi.
Do có tác dụng nuôi dưỡng ấu trùng nên túi mật lá được ví như tử cung - lấy đi tất cả chất dinh dưỡng của cây.
Trong tiếng Phạn, túi mật được gọi là Karkatshringi, sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền.
Theo khoa học hiện đại, Túi mật chứa một lượng lớn Phytoconstituents (phenolics, flavonoid, phytosterol, terpenoit và đường khử) có tác dụng điều trị các bệnh về gan, chống oxy hoá - trẻ hoá và như một loại thuốc bổ trong điều trị suy nhược cơ thể. Các kết quả về đặc tính chống oxy hóa khuyến khích việc sử dụng chiết xuất mật lá F. glomerata cho các ứng dụng y tế, thực phẩm chức năng và dinh dưỡng.
"Ở Việt Nam, từ những năm 1957 -1958 Lá vú sung được Viện nghiên cứu Đông y Trung ương (26 Nguyễn Bỉnh Khiêm) kiểm chứng rằng có tác dụng kích thích ăn uống ở trẻ biếng ăn, sau đó nó được ghi vào sách thuốc của Việt Nam (1961) trong quyển Dược liệu Việt Nam, Dược chính bào chế..." Theo Bác sỹ Hoàng Sầm - Chủ tịch HĐ Viện Y học bản địa Việt Nam