1. Tổng quan về bệnh

Cúm là một bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp và được phân thành 3 nhóm chính gồm A, B và C. Trong đó, cúm A là nguyên nhân chính có thể gây ra các đợt dịch trong cộng đồng bởi khả năng thay đổi, phân nhóm thành các chủng mới qua các năm.

Cúm A thường xuất hiện nhiều và có khả năng gây dịch trong cộng đồng

Cúm A thường xuất hiện nhiều và có khả năng gây dịch trong cộng đồng

Điều này khiến cho việc tiêm chủng để phòng cúm A cho trẻ phải được nhắc lại hàng năm. Loại virus này rất khó kiểm soát bởi chim hoang dã là vật chủ tự nhiên của chúng, vậy nên nó còn được biết đến với tên gọi khác là cúm gia cầm.

Cúm A cũng có thể lây trực tiếp nếu người bình thường chạm, sờ vào bề mặt có chứa virus. Hoặc lây lan giữa con người với nhau qua quá trình giao tiếp, tiếp xúc gần. Cụ thể là thông qua các giọt bắn từ mũi, miệng khi ho, hắt hơi của người bệnh. 

Về triệu chứng, virus cúm A sẽ tấn công hệ hô hấp và gây ra một số biểu hiện ở trẻ như:

  • Sốt cao, ớn lạnh.

  • Chảy nước mũi, nước mắt.

  • Hắt hơi, ngạt mũi.

  • Đau họng.

  • Ho.

  • Đau đầu.

  • Đau cơ, nhức mỏi cơ thể.

  • Mệt mỏi, chán ăn.

  • Buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

2. Chẩn đoán

Trước khi được điều trị, trẻ cần được thăm khám lâm sàng để đánh giá tình trạng sức khỏe, kết hợp điều tra dịch tễ và tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán như: 

  • Test cúm AB (thường cho kết quả nhanh sau 10 - 15 phút) hoặc RT-PCR để xác định chính xác virus cúm

  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, chức năng gan thận.

  • X-quang tim phổi để đánh giá các biến chứng về phổi,...

3. Trẻ cúm A nên ăn gì và cách chăm sóc

Với đặc tính là một căn bệnh có độ lây nhiễm cao, trẻ hoàn toàn có thể mắc cúm A bất cứ lúc nào. Tuy vậy, bạn cũng không nên quá lo lắng bởi chỉ cần được ăn uống và chăm sóc trẻ cúm A đúng cách, các bé sẽ rất nhanh khỏi bệnh.

Trẻ mắc cúm A cần được chăm sóc đúng cách

Trẻ mắc cúm A cần được chăm sóc đúng cách

Trẻ cúm A nên ăn gì?

Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt cho trẻ mắc cúm A mà cha mẹ nên cho con ăn nhiều:

  • Rau củ quả có màu đậm như: rau ngót, cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh, cà rốt, cà chua, bí đỏ,… Đây là nhóm thực phẩm rất giàu vitamin và khoáng chất, tăng cường bổ sung cho trẻ bị cúm A sẽ giúp bé tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

  • Thực phẩm giàu vitamin C như: cam, quýt, nho, dâu tây, đu đủ, táo, lê, ổi, chuối, bông cải xanh, cà chua,… Nhờ vào thành phần giàu Vitamin C này sẽ kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu để tấn công vi khuẩn, virus, tăng miễn dịch cơ thể.

  • Thực phẩm giàu kẽm từ động vật như sò, hàu, thịt bò, gà, thịt lợn nạc, trứng, sữa, cá, tôm, cua,… bởi đây là chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với hệ miễn dịch.

  • Các loại gia vị như hành, tỏi, gừng, mật ong,… giúp kháng khuẩn, chống viêm rất hữu ích khi trẻ mắc cúm A.

 Trẻ bị cúm A nên dùng nhiều thức ăn giàu vitamin C

Trẻ bị cúm A nên dùng nhiều thức ăn giàu vitamin C

Chăm sóc trẻ cúm A đúng cách

Dưới đây là một số việc nên làm khi chăm sóc trẻ bị cúm A:

  • Cách ly trẻ để hạn chế việc lây nhiễm cho người thân trong gia đình, đeo khẩu trang khi có việc cần phải ra khỏi nhà.

  • Nghỉ ngơi ở phòng thoáng khí, hạn chế sử dụng điều hoàn.

  • Uống đủ nước - điện giải; sử dụng thuốc ho thảo dược nếu trẻ đau họng ho nhiều

  • Zanamivir (Relenza), Oseltamivir (Tamiflu), Peramivir (Rapivab) thường là những loại thuốc được sử dụng nếu cha mẹ đang băn khoăn trẻ cúm A uống thuốc gì. Tuy nhiên, việc kê đơn và hướng dẫn sử dụng cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa và theo từng mức độ bệnh cụ thể.

  • Nếu sốt cao có thể chườm mát, kết hợp mặc đồ thoáng mát, dễ tản nhiệt như đồ cotton. Hạ sốt bằng một số loại thuốc hạ sốt thông thường.

  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý. Lưu ý, không khuyên dùng thuốc ho hoặc thuốc cảm cúm cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Nguồn: medlatec