Năm 2016, một cậu Dược sỹ đại học có đặt hàng nghiên cứu với Viện Y học bản địa Việt Nam một đề tài hết sức bình thường. Đơn đặt hàng đơn giản như sau:

  • Cấu trúc bài thuốc chủ yếu là thuốc nam, hạn chế thuốc bắc;
  • Cây thuốc trong bài dễ kiếm, dễ mua, rẻ tiền;
  • Chữa được ho, viêm họng, viêm phế quản thể nhẹ và trung bình;
  • Dễ sử dụng cho cả người lớn và an toàn với trẻ em.
  • Tăng sức đề kháng, chống tái phát tối đa;
  • Có chứng minh lâm sàng với cỡ mẫu = 30.

Vì mục tiêu đề tài không có tính mới, tính sáng tạo, tính đột phá nên Tôi – Bác sỹ Hoàng Sầm, Giáo sư Lập bàn nhau là không nên nhận, vì các yêu cầu của đề tài quá dễ, đối tượng sử dụng đại trà, phổ biến nên mất tính tiên phong, tính độc đáo, duy nhất. Nhưng cậu Dược sỹ nhiều lần yêu cầu khá tha thiết nên tôi bàn với giáo sư Lập, Tiến sỹ Trúc giao cho một nhóm sinh viên Đại học dược do DS.Nguyễn Thị Thức làm nhóm trưởng để đánh giá lâm sàng. Tất nhiên chỉ đạo nghiên cứu và bài thuốc phải là do mấy cựu giảng viên già dặn:

Thành phần bài thuốc:

  1. Húng chanh;
  2. Lá xương sông;
  3. Rau má;
  4. Rễ cây hế
  5. Lá Đại bi
  6. Lá lược vàng
  7. Cam thảo
  8. Hoàng kỳ

Thuốc được bào chế dạng siro, chứng minh lâm sàng thấy hiệu quả tốt ≈ 89%, khá ≈11%, không có loại trung bình và kém hiệu quả. Đúng như dự đoán, mặc dù kết quả nghiên cứu rất khả quan nhưng khách đặt hàng không quay lại, do vậy chúng tôi cũng không tổ chức nghiệm thu.

 

Phiếu công bố Siro LIULO

Bẵng đi một thời gian, năm 2021 bỗng cô Thức – khi này đã tốt nghiệp đại học được mấy năm – quay lại xin được chuyển giao đề tài mà chính cô học trò này đã chứng minh lâm sàng. Sản phẩm siro được công bố dưới dạng thức phẩm bảo vệ sức khỏe với tên là LIULO (ý là líu lo) của công ty TGT – Công ty cô Thức đang làm việc; siro LIULO có số công bố: 433/2022/ĐKSP do Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cấp phép ngày 25/01/2022.

Siro LIULO nhận được phản hồi tốt từ thị trường

Các báo cáo phản hồi từ thị trường về sản phẩm LIULO là tốt đối với người bị ho khan, ho đờm, ho do thay đổi thời tiết, đau rát họng, khản tiếng trong viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, bảo vệ hiệu quả vùng hầu họng; thế nhưng có 1 băn khoăn là nó có chống được virus hợp bào đường hô hấp hay không? Công ty TGT đề nghị giải mã điểm này làm căn cứ để sử dụng cho thật đúng đối tượng. Mặc dù rất bận nhưng chúng tôi nhóm nghiên cứu viên Hoàng Sầm, Hoàng Nam và Nguyễn Tuấn phó viện trưởng đã cùng nhau xem xét lại các cơ sở khoa học của bài thuốc năm xưa.

Kết quả tóm tắt việc rà soát lại từng vị thuốc trong công thức như sau:

Tên cây thuốc Bằng chứng khoa học

Đại bi: Blumea balsamifera (L.) DC

Hợp chất trong cây Đại bi cho thấy tác dụng ức chế đáng kể đối với vi rút cúm A (H3N2) với giá trị IC 50 tương ứng là 46,23 μg / mL và 38,49 μg / mL; Các chất hóa học của Đại bi chống lại rối loạn hô   hấp cho thấy rằng nó có thể là một phương pháp điều trị tiềm năng chống lại bệnh coronavirus 2019 (COVID-19), nhắm vào SARS-CoV-2Mpro, một loại enzyme đóng một vai trò quan trọng trong quá trình lây nhiễm SARS-CoV -2. Đáng ngạc nhiên là 113 trong số các chất hóa thực vật độc đáo là chất ức chế SARS-CoV-2 Mpro đầy hứa hẹn, trong đó 12 loại thuốc kháng vi rút được phát hiện lại từ cây này. Các chất ức chế SARS-CoV-2 Mpro gợi ý về một dược chất tiềm năng của enzyme đích. Tuy nhiên, cần có các nghiên cứu sâu hơn. Nguồn: https://doi.org/10.1080/14786419.2020.1861615

Cam thảo: Glycyrrhiza uralensis Fisch

“Cam thảo có tác dụng giảm ho”, “ Cam thảo sống được dùng chữa cảm, ho mất tiếng, viêm họng”. Nguồn: Đỗ Huy Bích và cs, 2006, trang 329, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học kĩ thuật.Glycyrrhizae hoạt chất chính trong cam thảo có hoạt tính chống Virut hợp bào hô hấp (HRSV). Ở nồng độ cao có thể kích thích tiết IFN-β ức chế virus hoạt động, ức chế sự xâm nhập của virus, ức chế quá trình phiên mã mRNA, tổng hợp protein, sao chép bộ gen, lắp ráp và giải phóng virus. Nguồn: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7126896

Hoàng kỳ: Astragalus membranaceus (Fisch) Bunge

“Hoàng kỳ có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh ra interferon là một protein có tác dụng kháng virut”; “ Trong một dịch cảm cúm, uống hoặc nhỏ mũi cao nước hoàng kỳ cho 1000 người làm giảm tỉ lệ mắc bệnh và rút ngắn thời gian bị bệnh nếu bị mắc. Uống 2 tháng, Hoàng kỳ làm tăng có ý nghĩa hàm lượng IgA, IgG trong dịch tiết mũi của bệnh nhân bị cảm lạnh”. Nguồn: Đỗ Huy Bích và cs, 2006, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam,tập 1, trang 949, Nhà xuất bản khoa học kĩ thuật.

Rau má: Centella asiatica (L.) Urb. in Mart.

- “Ở trung quốc, rau má được dùng chữa các chứng bệnh cảm mạo đau đầu, viêm amidan…Nước hãm rau má được dùng ở Ấn Độ và Madagasca để tăng cường sức khoẻ chung cho bệnh nhân”. Nguồn: Đỗ Huy Bích và cs, 2006, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập II, trang 585, Nhà xuất bản khoa học kĩ thuật.

- Chiết xuất metanol Rau má, dùng liều 200 mg / kg trên chuột cho thấy sự ức chế các chất trung gian gây viêm như histamine, kinin, serotonin, prostaglandin. Đạt đỉnh sau 2 giờ sử dụng. Nguồn:  https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3858007

Húng chanh: Coleus amboinicus (Lour.) Spreng.

Coleus amboinicus (Lour.) Spreng. là một loài thực vật Labiatae bản địa của Đài Loan. Cây thường được sử dụng trong y học dân gian Trung Quốc để điều trị ho, sốt, viêm họng, quai bị và muỗi đốt. Húng chanh ức chế các chất trung gian tiền viêm thông qua việc ngăn chặn sự kích hoạt NF- κ B. do vậy giảm đau và viêm. Nguồn: Yung-Jia Chiu và cs, (2011), “Analgesic and Antiinflammatory Activities of the Aqueous Extract from Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng. Both In Vitro and In Vivo”, PMID: 21915187, doi: 10.1155/2012/508137

Rễ cây hế, còn có tên là Sơn đậu căn: Sophora onkinensis Gagnep

Có chứa 2 alkaloid quinolizidine, cùng10 alkaloid đã biết (1, 3-11),  các hợp chất thể hiện hoạt tính chống viêm mạnh trong số đó, (-) - anagyrine (4), sophocarpine (8), 14β-hydroxymatrine (10), và 7β-sophoramine (12) cho thấy các hoạt động chống viêm in vitro mạnh hơn, và 5α, 14β-dihydroxymatrine (2) , (-) - anagyrine (4), sophocarpine (8), và 5α-hydroxymatrine (9) thể hiện tác dụng chống viêm in vivo tốt hơn. Nguồn: Li-Jun He và CS, (2019) “uinolizidine alkaloids from Sophora tonkinensis and their anti-inflammatory activities”, PMID: 31682871 DOI: 10.1016/j.fitote.2019.104391

Cây Lược vàng, địa lan: Callisia fragrans (Lindl.) Woods.

Phân đoạn chiết cồn ức chế sự phát triển của virut HSV1=16,5 µg/mL, HSV2= 15 µg/mL, VZV IC50=17 µg/mL. Nguồn: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2918872

“Dựa theo kinh nghiệm ở liên bang Nga, Mexico, nhân dân ta đã ứng dụng Lược vàng điều trị viêm họng, viêm phế quản…Cách dùng đơn giản là lấy lá ăn sống hằng ngày và dùng thân bò cắt ngắn ngâm rượu uống”. Nguồn: Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc việt nam, trang 575-576, Nhà xuất bản Y học.

Cây xương sông -Blumea lanceolaria (Roxb)

Riêng cây xương sông chúng tôi sử dụng cho ho, viêm họng, viêm phế quản theo kinh nghiệm cá nhân, ngoài ra còn dùng cho giảm cân béo phì, đau các khớp, ngoài ra không tìm thấy tìa liệu nào nói về tác dụng này.

 

Tin rằng, những tài liệu tóm tắt được ở trên là còn sơ sài và thiếu, tuy nhiên, ít nhiều những tài liệu này đã cho thấy minh chứng lâm sàng và kết quả điều trị là có cơ sở.

Chủ tịch Viện Y học bản địa Việt Nam

Bác sỹ Hoàng Sầm